PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG MẦM NON THANH SƠN
Video hướng dẫn Đăng nhập

                         NỘI DUNG SÁNG KIẾN  

  MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG  CHO TRẺ

Ở TRƯỜNG MẦM NON

 1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

         Trẻ em ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ... Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng sống (KNS) là nguyên nhân sâu xa nhất. Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết.

  Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, thống nhất quan điểm của UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Các nhóm KNS có thể dạy cho trẻ em tuổi mầm non: Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân; nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc; nhóm kỹ năng giao tiếp; nhóm kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; nhóm kỹ năng lãnh đạo. Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống... Bên cạnh, trẻ em đang ở trong giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó, cần giáo dục KNS cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Kỹ năng sống thay đổi theo nền văn hóa và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, trong quá trình dạy kỹ năng sống, phải xem xét các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động.

            Các KNS được học tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực của trẻ, đối với trẻ mầm non,    trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt chước,  nhập tâm, qua luyện tập thực hiện hàng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ.   Để giáo dục KNS cho trẻ một cách hiệu quả, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp như:  Làm gương, trải nghiệm, trò chơi, trò chuyện, đàm thoại... Giáo dục KNS cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hàng ngày vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lễ hội, tham quan... Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những KNS cần thiết với cuộc sống của trẻ.

         Giáo dục KNS cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Do đó, cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻ mầm non. Kỹ năng sống còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Để có được KNS trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè.

        Những năm gần đây, nhu cầu học kỹ năng sống, các chuẩn mực đạo đức của trẻ em đã  “bùng nổ”. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc giáo dục con em mình.

         Tuy nhiên, về mặt lý luận, cũng như thực tế cho thấy, kết quả của giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất nhân cách, đạo đức cho trẻ em cần sự phối hợp của nhiều yếu tố (gia đình, nhà trường, xã hội). Đã từ lâu vấn đề này đã được đặt ra và đến nay nó vẫn là câu hỏi lớn!

        Sự “bùng nổ” nhu cầu học kỹ năng sống của trẻ em là một trong những dấu hiệu đáng mừng của xã hội. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách cho con em mình.

       Với những lý do trên, là  cán bộ quản lý tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non” để làm đề tài nghiên cứu

     2/ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG

     2. 1. Thuận lợi:

    Từ năm 2008 Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào thi đua“ Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách chung nhất, đây chính là những định hướng giúp CBQL chỉ đạo giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe…

Ở trường mầm non tôi đang công tác có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe luôn yêu nghề mến trẻ, có trình độ đạt chuẩn trở lên và được các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con em mình về mọi mặt và được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và Phòng giáo dục Huyện Thanh Hà nên trường tôi có cơ sở vật chất khá khang trang và đã đạt trường chuẩn quốc gia năm 2013.

 

      2. 2.Khó khăn:

            Bên cạnh những thuận lợi nêu trên. Trường tôi còn một sồ khó khăn như sau:    đại đa số trẻ có bố mẹ đi làm ở công ty nên các cháu ở với ông bà  nên hạn chế sự dạy dỗ của bố mẹ , nên chưa quan tâm đến việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ, thậm chí một số gia đình còn thiếu kỹ năng sống làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cho trẻ ở nhà trường.

      - Do tác động của xã hội làm cho trẻ bị ảnh hưởng một số thói quen xấu nên việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

      - Một số giáo viên chưa xem việc rèn luyện kỹ năng sống là quan trọng và cần thiết đối với trẻ.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trong nhiều năm học trở lại đây, trường Mầm non Lê Thanh Nghị TP Hải Dương đã được Phòng giáo dục và đào tạo thành phố ghi nhận là một trong những đơn vị có nhiều thành tích nổi bật trong c ... Cập nhật lúc : 23 giờ 27 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết